Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2000

Tập thể dục giảm suy tim

Đó là kết quả nghiên cứu được trình bày tại Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ 2015. Các chuyên gia tại Đại học Jonh Hopkins (Hoa Kỳ) đã tiến hành nghiên cứu thói quen tập thể dục của khoảng 11.000 người tuổi từ 45-64. Sau 6 năm, các chuyên gia nhận thấy những người tập thể dục nhẹ khoảng 150 phút/tuần hoặc 75 phút hoạt động mạnh/tuần có thể giảm 33% nguy cơ mắc bệnh tim so với những người tập ít hơn. Với người không có hoạt động thể chất có thể có tới 22% nguy cơ suy tim. Khi họ đi bộ khoảng 120 phút/ tuần có thể giảm 12% nguy cơ suy tim. TS. Roberta Florido - Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, nhiều người dễ nản lòng hoặc không có thói quen tập thể dục thì nên cải thiện. Mỗi phút vận động đều giúp bạn khỏe mạnh hơn. (Theo Doctorslounge, 11/2015) Vy Anh

Bạn hoàn toàn có thể làm được! Bỏ thuốc lá trong 5 ngày

Hình ảnh
Điều đó khiến người hút rất khó bỏ thuốc. Nhưng bạn hoàn toàn có thể bỏ được thuốc lá, nếu có phương pháp đúng và quyết tâm cao. Trước hết bạn cần chọn ngày bỏ thuốc Chọn ngày hợp lý rất quan trọng. Ngày mà không có quá nhiều vấn đề phải giải quyết để có thể chỉ tập trung vào việc bỏ thuốc. Ngày có thể có nhiều việc bận rộn nhưng chỉ là việc thông thường, không căng thẳng. Tốt nhất là ngày thứ 7, có thể dậy muộn hoặc sắp xếp công việc và nghỉ ngơi chủ động theo ý của mình. 5 ngày trước ngày cai thuốc 1. Liệt kê các lý do đi đến quyết định cai thuốc! Nghĩ trong đầu hoặc viết ra giấy. Thuốc lá có hại cho sức khỏe và tốn tiền, hút thuốc bất tiện,... Ảnh hưởng người khác, gương xấu cho con cái mắc các tệ nạn khác... 2. Tuyên bố với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp rằng bạn đang tiến hành bỏ thuốc. 3. Dừng mua thuốc lá! 4 ngày trước ngày cai thuốc 1. Để ý một cách nghiêm túc khi nào và tại sao bạn lại hút thuốc Buồn, căng thẳng, thèm thuốc, không có việc gì làm, bạn bè rủ rê... 2. Hãy suy ng

Cách chăm sóc bé bị chàm sữa

Hình ảnh
Chàm sữa, hay còn gọi là lác sữa, là một bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi, theo thống kê có khoảng 20% trẻ sinh ra bị chàm sữa. Ðể điều trị hiệu quả, đòi hỏi người mẹ phải lưu ý chăm sóc đặc biệt cho bé, từ việc ăn uống đến môi trường xung quanh. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh chàm sữa là là tình trạng viêm da mạn tính, không lây. Nếu tái diễn nhiều lần, bệnh sẽ trở thành chàm thể tạng nên người ta còn gọi chàm sữa là giai đoạn đầu của chàm thể tạng. Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa vẫn chưa xác định một cách chắc chắn, tuy nhiên bệnh thường gặp ở bé có cơ địa dễ dị ứng. Ngoài ra, cha mẹ có bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết... thì con cũng dễ mắc bệnh. Thông thường bệnh sẽ giảm dần và thoái lui khi trẻ trên 1 tuổi. Bệnh có liên quan đến sự phối hợp của hai yếu tố: cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng có thể được tạo ra từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể hoặc có nguồn từ bên ngoài như mạt, ve, bọ chét, nấm mốc, bụi... t

Aspirin có thể giảm nguy cơ ung thư gan ở bệnh nhân viêm gan B

Hình ảnh
Vi-rút viêm gan B tấn công vào gan và có thể gây ra xơ gan và ung thư gan. Nghiên cứu trước đây cho thấy điều trị aspirin liều thấp hàng ngày có thể ngăn ngừa ung thư, nhưng có rất ít bằng chứng lâm sàng về việc sử dụng aspirin thường xuyên có thể ngăn ngừa ung thư gan ở những người bị viêm gan b. Các nhà nghiên cứu từ Đài Loan đã phân tích dữ liệu từ gần 205.000 bệnh nhân bị viêm gan loại B mạn tính. Họ phát hiện ra rằng qua 5 năm những người dùng aspirin hàng ngày ít bị ung thư gan hơn so với những người không dùng aspirin. Tuy nhiên, điều quan trọng cần chú ý là nghiên cứu này chỉ tìm thấy mối liên quan nhưng không hình thành mối quan hệ nhân quả. Theo Hội nghiên cứu về bệnh gan Mỹ, có khoảng 240 triệu người trên toàn thế giới bị bệnh viêm gan loại B mạn tính. Bác sĩ Teng-Yu Lee, ở Bệnh viện Đa khoa Cựu binh, Đài Trung cho biết mặc dù các loại thuốc kháng virut có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư gan ở những người bị viêm gan B nhưng chúng không loại bỏ bệnh và không thích hợp v

Bệnh thận ở người đái tháo đường

Hình ảnh
Theo thông báo mới nhất của Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2015 toàn thế giới có 415 triệu người bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Một nửa số người mắc ĐTĐ chưa được chẩn đoán, rất nhiều bệnh nhân ĐTĐ type 2 bị bệnh trong thời gian dài mà không biết nên đã dẫn đến nhưng biến chứng nghiêm trọng, trong đó biến chứng thận được coi là nguy hiểm và tốn kém nhất. Đây là nguyên nhân phổ biến gây suy thận giai đoạn cuối cần phải lọc máu chu kỳ. Tại sao bệnh ĐTĐ lại hay gây tổn thương thận? Tỉ lệ và mức độ nặng của biến chứng thận liên quan tới thời gian bị bệnh và mức độ kiểm soát đường huyết. Theo các thống kê, có khoảng 20 – 40% các bệnh nhân ĐTĐ sẽ bị biến chứng thận, trong đó có nhiều bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đã có protein niệu ngay khi được phát hiện ĐTĐ, còn với bệnh nhân ĐTĐ týp 1 thì sau 10 năm bị bệnh có khoảng 50% số bệnh nhân đã có suy thận giai đoạn cuối và sau 20 năm thì con số này đã lên tới 75%. Tại các khoa thận, khoảng 40% số bệnh nhân đang phải chạy thận nhân tạo là do b

Cảnh giác với biến chứng do viêm amidan

Hình ảnh
(suckhoedoisong.vn) - Viêm amidan hay còn gọi là viêm amidan khẩu cái là bệnh lý thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng bệnh chiếm một tỷ lệ cao ở trẻ. Bệnh tiến triển thành từng đợt, có thể tự khỏi, có thể đưa đến biến chứng tại chỗ hoặc toàn thân, có khi rất nguy hiểm như thấp tim. Biểu hiện khi viêm amidan Viêm amidan cấp: Là tình trạng viêm sung huyết hoặc làm mủ của amidan khẩu cái. Đa số do virut (70%), hay gặp ở trẻ em và lứa tuổi thiếu niên, chiếm 10-15% nhiễm khuẩn hô hấp trên. Bệnh biểu hiện với các dấu hiệu như sốt cao, hơi thở hôi, đau mỏi mình mẩy, cảm giác đau nhói tại chỗ tương ứng hai bên góc hàm, đau lan lên tai, đau tăng khi nuốt, ho từng cơn do kích thích và xuất tiết, ở trẻ em thường khò khè, ngủ ngáy. Các nguyên nhân gây viêm amidan cấp gồm có: Viêm amidan do virut: Toàn bộ niêm mạc họng đỏ, 2 amidan sưng to, đỏ, bề mặt phủ một lớp tiết nhầy, không có giả mạc, không có chấm mủ; thành sau họng các tổ chức lympho viêm đỏ. Ảnh minh họa (nguồn Internet) Viêm amidan

Ðiều trị giảm thính lực thế nào?

Phạm Văn Hồng (phamhong@gmail.com) Cùng với tuổi tác ngày càng cao thì các cơ quan trong cơ thể sẽ bị lão hóa. Đặc biệt, dễ nhận thấy là cơ quan thính giác (sức nghe) và cơ quan thị giác (sức nhìn là dễ nhận ra nhất). Tuy nhiên, giảm sức nghe còn gặp ở những người làm việc trong môi trường tiếng ồn lớn và liên tục, những người thường xuyên đeo tai nghe... Bệnh giảm thính lực cho dù do nguyên nhân nào đi chăng nữa cũng cần đi khám, chữa trị kịp thời. Bác sĩ có thể kê đơn dùng thuốc hoặc dùng phương pháp như tai nghe, cấy ghép ốc tai để giúp người điếc có thể thông tin được một cách bình thường. Những người mắc bệnh điếc do môi trường, do tuổi già thường dùng máy trợ thính điện tử hoặc dạng số sẽ có tác dụng tốt. Riêng thiết bị nghe dạng số có thể giúp người nghe được những âm thanh rất nhỏ còn phương pháp cấy ghép ốc tai lại có nhiệm vụ đưa tín hiệu âm thanh trực tiếp qua dây thần kinh âm thanh lên đại não. Nhóm người mắc bệnh xơ cứng tai, bệnh về dây thần kinh âm thanh có thể áp dụ

Giữ gìn để thể thủy tinh không bị đục

Hình ảnh
Thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2004 cho thấy, đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở nước ta trong hơn 30 năm qua, chiếm 71,3% tổng số người mù. Tuy nhiên đây là bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được. Thủy tinh thể là một thấu kính trong suốt nằm ở phía bên trong mắt, 2 mặt lồi, trong suốt, trung bình ở người trưởng thành dày 4mm và rộng 9mm. Thủy tinh thể có chức năng như một thấu kính hội tụ, điều tiết để tập trung các tia sáng đi vào võng mạc tạo hình ảnh sắc nét rõ ràng, như thấu kính của máy ảnh tập trung hình ảnh vào phim. Các yếu tố nguy cơ Đục thủy tinh thể là bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi. Bệnh diễn tiến từ từ, biểu hiện ban đầu là giảm độ kính lão do xuất hiện cận thị chiết xuất; khi ra ánh sáng, mắt sẽ khó chịu nhưng không bị đau nhức. Sau đó, bệnh nặng hơn, mắt như nhìn qua một lớp kính mờ, thấy một điểm đen cố định trên nền mắt sáng; dần dần bệnh nhân không còn nhìn thấy gì. Các loại đục thủy tinh thể. Ở người trẻ tuổi, bệnh đục thủy tin

Đau nửa đầu nhưng lại… nhổ răng

Hình ảnh
Đau dây thần kinh số V biểu hiện là những cơn đau đột ngột và dữ dội ở vùng mặt. Bệnh ít nguy hiểm nhưng rất dễ chẩn đoán nhầm với các vấn đề răng miệng, nhiều người bị nhổ nhầm cả hàm răng mà cơn đau vẫn không chấm dứt. Mới đây, phòng khám Đau mạn tính Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM vừa tiếp nhận trường hợp người bệnh nữ Mai Thị H. (41 tuổi, Quận 10) bị đau như điện giật vùng nửa mặt phải, tập trung nhiều ở hàm trên, ăn uống kém và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Chị H chia sẻ về bệnh tình: “Cách đây 2 tuần, cơn đau đột ngột xuất hiện dữ dội ở hàm trên, nhức nhối lên tận não. Tôi cứ nghĩ đây là vấn đề về răng miệng nên đến phòng khám nha khoa gần nhà để điều trị. Lúc đầu, tôi yêu cầu bác sĩ nhổ 2 răng hàm trong cùng bên phải nhưng không đỡ. Sau đó, do không thể chịu nổi cơn đau hành hạ, tôi quyết định nhổ các răng hàm tiếp theo, tuy nhiên cơn đau không hề thuyên giảm. Vì vậy, tôi quyết định đến khám và điều trị tại BV. ĐHYD”. Ảnh minh họa Theo ThS.BS. Lê Viết Thắng - Khoa Ngoại Thần kinh (BV

Lựa chọn lối sống lành mạnh để kéo dài tuổi thọ

Hình ảnh
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học tại Đại học Edinburgh ở Scotland đã phân tích thông tin di truyền từ hơn 600.000 người ở Bắc Mỹ, châu u và Úc để xác định xem gen ảnh hưởng thế nào tới tuổi thọ. Nhóm nghiên cứu giải thích, ví dụ, một số gen có liên quan với tăng nguy cơ uống rượu và nghiện rượu. Hút thuốc lá và những đặc tính có liên quan với ung thư phổi gây ảnh hưởng lớn nhất tới tuổi thọ. Các nhà nghiên cứu cho biết, hút 1 bao thuốc lá mỗi ngày làm giảm trung bình 7 năm tuổi thọ.Tuy nhiên, tin tốt là những người từ bỏ được thói quen xấu này sống lâu như những người không bao giờ hút thuốc. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, lượng mỡ cơ thể và các yếu tố khác liên quan với tiểu đường cũng làm giảm tuổi thọ. Những người sẵn sàng cho những trải nghiệm mới và không ngừng học tập cũng có xu hướng sống thọ hơn. Nhóm nghiên cứu cho biết, những khác biệt ở gen ảnh hưởng tới nồng độ cholesterol làm giảm khoảng 8 tháng tuổi thọ và những khác biệt về gen liên quan đến hệ miễn dị

Béo phì liên quan với 13 dạng ung thư

Hình ảnh
13 dạng ung thư có liên quan tới béo phì bao gồm: u não, u đa tủy, ung thư thực quản, ung thư vú sau mãn kinh, ung thư tuyến giáp, túi mật, dạ dày, gan, tụy, thận, buồng trứng, tử cung và đại tràng. Phát biểu tại hội nghị, bác sĩ Lisa Richardson giám đốc Đơn vị phòng ngừa và kiểm soát ung thư của CDC cho biết, bằng chứng cho thấy giảm cân có thể giúp giảm nguy cơ một số dạng ung thư. Theo báo cáo mới của CDC và Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Mỹ, 13 dạng ung thư có liên quan với béo phì chiếm khoảng 40% trong số các trường hợp ung thư được chẩn đoán ở Mỹ năm 2014. Trong số 630.000 người Mỹ có chẩn đoán ung thư liên quan với thừa cân hoặc béo phì trong năm 2014, khoảng 2/3 xảy ra ở những người độ tuổi từ 50-74. Ngoại trừ ung thư đại tràng, tỉ lệ ung thư liên quan đến béo phì tăng 7% trong khoảng từ năm 2005 đến 2014. Trong cùng thời gian đó, tỉ lệ ung thư không liên quan với béo phì giảm. BS P.Liên (Theo healthday)

Ứng dụng định vị không gian ba chiều trong điều trị cột sống và thay đốt sống nhân tạo

Hình ảnh
Bệnh nhân Lại Thị Hồng Hạnh (42 tuổi, Thái Bình) vào Khoa CTCH trong tình trạng suy kiệt, chỉ nặng 30-35kg, không thể tự đi lại, đau lưng nhiều, tê yếu 2 chân, được phát hiện tổn thương thân đốt sống 11,12 cột sống ngực. Bệnh nhân được chẩn đoán lao cột sống và chỉ định phẫu thuật để cố định cột sống đoạn bị tổn thương, giải phóng chèn ép thần kinh. Gần 1 tháng sau phẫu thuật, kết hợp điều trị thuốc lao, bệnh nhân hiện đã tiến triển rất nhiều, có thể tự ngồi dậy và đi lại. Tuy nhiên, phần tổn thương đốt sống do lao vẫn còn, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Phẫu thuật cột sống thường liên quan đến tủy sống, rễ thần kinh, mạch máu và cấu trúc xương dây chằng xung quanh, chỉ sai số rất nhỏ chừng 1mm thôi đã có thể gây tổn thương thần kinh, mạch máu và để lại di chứng rất nặng nề. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ vừa phải đảm bảo sự an toàn, tránh làm tổn thương thêm cho tủy sống, rễ thần kinh, mạch máu gây liệt, mất máu… vừa phải xử lý được tổn thương (thoát

Loãng xương có nên tự uống canxi?

Hình ảnh
Lê Thị Minh (Bình Định) Do sợ bị loãng xương nên rất nhiều người đã tự ý mua canxi về uống mà không biết rằng điều này rất nguy hiểm. Bởi loãng xương không chỉ đơn thuần do thiếu canxi, mà còn hàng loạt các nguyên nhân khác. Ở một số người thiếu vitamin D, thiếu protit, tăng hoạt động các tế bào hủy xương, hạn chế hấp thụ canxi ở ruột, bị các bệnh nội tiết, lạm dụng các thuốc kháng viêm nhóm corticoide. Vì thế nếu cơ thể thiếu vitamin D gây kém hấp thụ canxi thì việc cung cấp thêm canxi là không có tác dụng. Bổ sung thực phẩm giàu can xi hàng ngày giúp phòng loãng xương. Việc tự ý uống bổ sung canxi rất nguy hiểm. Khi cơ thể thừa canxi, tùy mức độ có thể xuất hiện các biến chứng như: ăn không ngon miệng, táo bón, buồn nôn, mệt mỏi, đau cơ, đau xương, mất nước (do tiểu nhiều), sỏi thận... Vì vậy, để phòng bệnh loãng xương, cách tốt nhất cần có chế độ dinh dưỡng cân đối, ăn uống điều độ và vận động nhẹ hằng ngày, hạn chế uống cà phê, rượu, trà. Nếu bữa ăn hằng ngày đầy đủ các thực phẩm

Nhiễm khuẩn bệnh viện

Hình ảnh
NKBV làm tăng tỉ lệ tử vong, làm chậm tiến triển của bệnh dẫn đến kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí chăm sóc người bệnh. Thế nào là NKBV? NKBV là nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian nằm viện mà nhiễm khuẩn đó không có triệu chứng lâm sàng hoặc đang ủ bệnh tại thời điểm nằm viện. Nhiễm khuẩn (NK) xảy ra 48 đến 72 giờ và trong vòng 10 ngày sau khi bệnh nhân (BN) xuất viện được coi là NK mắc phải tại bệnh viện (trừ viêm dạ dày ruột do Norwalk virus thời gian ủ bệnh ngắn hơn 48 giờ, viêm gan siêu vi A lâu hơn 10 ngày). Tỉ lệ NK trong một bệnh viện rất quan trọng, nó phản ánh công tác chuyên môn của một bệnh viện (khả năng chống NK, việc xây dựng, giám sát và thực hiện những qui trình chuẩn trong công việc hàng ngày…) và ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của cả người bệnh và nhân viên y tế. Tỉ lệ NKBV trên toàn thế giới khoảng từ 3,5 - 10% tổng số người bệnh nằm điều trị nội trú và ở bất cứ thời điểm nào cũng có khoảng 1,4 triệu người bị mắc NKBV. Môi trường bệnh viện đông đúc là

Mùa lạnh: Cảnh giác méo miệng, liệt mặt

Hình ảnh
Đa số các trường hợp mắc bệnh thường khỏi sau khoảng 1-3 tháng nếu được cấp cứu và điều trị đúng. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị sớm sẽ để lại biến chứng và di chứng về vận động và thẩm mỹ. Dấu hiệu nhận biết Bệnh thường xảy ra đột ngột, người bệnh sau một đêm ngủ dậy đột nhiên khi đánh răng, khi ăn cơm thì nước và thức ăn chảy tràn ra ngoài, soi gương phát hiện khuôn mặt bị biến dạng lệch về một bên. Người bệnh cười nói khó, rõ nét nhất là mặt mất cân xứng: bên liệt trông như mặt nạ, các nếp tự nhiên như nếp nhăn, rãnh mũi má bị mờ hoặc mất, miệng và nhân trung méo về bên lành. Đặc biệt, mắt bên liệt nhắm không kín do liệt cơ khép vòng mi và nhãn cầu bị đẩy lên trên để lộ một phần lòng trắng. Ở một số trường hợp, người bệnh có cảm giác tê một bên mặt, mất vị giác ở 2/3 trước lưỡi, khô mắt do không tiết nước mắt hoặc tăng tiết nước mắt làm nước mắt chảy giàn giụa, nhất là trong hoặc ngay sau bữa ăn. Hướng dẫn động tác xoa bóp cơ mặt giúp người bệnh phục

Phòng bệnh hen tái phát lúc chuyển mùa

Hình ảnh
Nguyên nhân gây nên bệnh hen Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh hen nhưng chủ yếu là do yếu tố cơ địa dị ứng. Khi cơ thể gặp các dị ứng nguyên (chất lạ đối với cơ thể) hoặc các loại có tính chất kích ứng sẽ gây nên phản ứng dị ứng tức là bị lên cơn hen. Hen dễ gặp ở những người có cơ địa dị ứng (viêm mũi dị ứng, bệnh mề đay, bệnh viêm da dị ứng, bệnh tổ đỉa, bệnh chàm, bệnh eczema…). Bên cạnh đó, một số vi sinh vật (vi khuẩn, vi nấm) có thể gây dị ứng biểu hiện bằng hen, đặc biệt là một số ký sinh trùng (mò, mạt, nấm mốc, giun đũa). Hoặc hen do tác động của khói, bụi, hóa chất (khói bếp, khói thuốc lá, khói công nghiệp, hóa chất độc hại), lông chó, mèo… Một số thực phẩm đối với một số cơ địa dị ứng có thể kích thích gây nên cơn hen hoặc làm cho bệnh hen tăng lên, nặng thêm mỗi khi ăn chúng (tôm, cua, mắm tôm). Ngoài ra, một số thuốc điều trị bệnh khớp thuộc nhóm không steroid (diclofenac, piroxicam, indomethacin…) hoặc thuốc chẹn thụ thể bêta (atenolol) điều trị tăng huyết áp có t

Bật mí 10 triệu chứng gan nhiễm mỡ và dấu hiệu bệnh gan

Hình ảnh
Gan đảm nhận thực hiện khoảng 500 chức năng quan trọng. Trong đó có 3 chức năng đáng chú ý nhất, đó là: tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn; thanh lọc độc tố cho máu đi nuôi cơ thể; dự trữ glucose để tạo năng lượng khi cần thiết. Dưới đây là 10 dấu hiệu cảnh báo bạn có thể mắc bệnh gan, tuy nhiên, bạn cần phải thăm khám bởi bác sĩ để xác định có mắc bệnh gan hay không. Bài viết này chỉ có ý nghĩa tham khảo, không thể thay thế ý kiến tư vấn của bác sĩ. Uống quá nhiều rượu Tình trạng này được gọi với thuật ngữ y học là ARLD (Alcohol Related Liver Disease - Bệnh gan liên quan đến rượu). Khi mắc phải tình trạng này, có thể các triệu chứng bệnh vẫn còn ẩn, chưa biểu hiện rõ ra bên ngoài hoặc các triệu chứng ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, nếu bạn uống quá nhiều rượu, bạn cần phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện kịp thời nếu gan của bạn bị tổn thương. Các xét nghiệm máu sẽ phát hiện tình trạng men gan bất thường nếu gan có vấn đề. Trong giai đoạn sau của bệnh này, các triệu chứng

Phòng bệnh viêm phế quản mạn tính

Hình ảnh
Bệnh rất dễ tái phát và nếu không được chữa trị đúng có thể đẫn đến biến chứng nguy hiểm. Phế quản là một bộ phận của hệ thống hô hấp dưới, có nhiệm vụ dẫn khí vào phổi. Phế quản được chia thành phế quản chính phải và phế quản chính trái, bắt đầu từ nơi phân chia của khí quản đến rốn phổi. Hai phế quản tạo với nhau một góc 700. Phế quản chính phải thường lớn hơn, dốc hơn và ngắn hơn nên khi dị vật lọt vào thường đi vào phổi bên phải. Phế quản nằm trong đường ống dẫn khí có nhiệm vụ đưa không khí lưu thông từ ngoài vào phế nang và ngược lại. Phế quản có hình như cành cây, có chi nhánh đến các thùy phổi.Tiểu phế quản tận là nhánh cuối cùng, được nối với các túi phế nang. Từ tiểu phế quản tận đến các phế nang là một đơn vị cơ bản của phổi (chỉ nhìn được khi dùng kính hiển vi). Nó thực hiện độc lập các chức năng quan trọng nhất của hệ thống hô hấp. Viêm phế quản mạn tính là gì? Khi bị viêm phế quản cấp không được chữa trị hoặc chữa trị không đúng dẫn đến VPQMT. VPQMT có thể đơn thuần, có t