Bài đăng

Tập thể dục giảm suy tim

Đó là kết quả nghiên cứu được trình bày tại Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ 2015. Các chuyên gia tại Đại học Jonh Hopkins (Hoa Kỳ) đã tiến hành nghiên cứu thói quen tập thể dục của khoảng 11.000 người tuổi từ 45-64. Sau 6 năm, các chuyên gia nhận thấy những người tập thể dục nhẹ khoảng 150 phút/tuần hoặc 75 phút hoạt động mạnh/tuần có thể giảm 33% nguy cơ mắc bệnh tim so với những người tập ít hơn. Với người không có hoạt động thể chất có thể có tới 22% nguy cơ suy tim. Khi họ đi bộ khoảng 120 phút/ tuần có thể giảm 12% nguy cơ suy tim. TS. Roberta Florido - Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, nhiều người dễ nản lòng hoặc không có thói quen tập thể dục thì nên cải thiện. Mỗi phút vận động đều giúp bạn khỏe mạnh hơn. (Theo Doctorslounge, 11/2015) Vy Anh

Bạn hoàn toàn có thể làm được! Bỏ thuốc lá trong 5 ngày

Hình ảnh
Điều đó khiến người hút rất khó bỏ thuốc. Nhưng bạn hoàn toàn có thể bỏ được thuốc lá, nếu có phương pháp đúng và quyết tâm cao. Trước hết bạn cần chọn ngày bỏ thuốc Chọn ngày hợp lý rất quan trọng. Ngày mà không có quá nhiều vấn đề phải giải quyết để có thể chỉ tập trung vào việc bỏ thuốc. Ngày có thể có nhiều việc bận rộn nhưng chỉ là việc thông thường, không căng thẳng. Tốt nhất là ngày thứ 7, có thể dậy muộn hoặc sắp xếp công việc và nghỉ ngơi chủ động theo ý của mình. 5 ngày trước ngày cai thuốc 1. Liệt kê các lý do đi đến quyết định cai thuốc! Nghĩ trong đầu hoặc viết ra giấy. Thuốc lá có hại cho sức khỏe và tốn tiền, hút thuốc bất tiện,... Ảnh hưởng người khác, gương xấu cho con cái mắc các tệ nạn khác... 2. Tuyên bố với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp rằng bạn đang tiến hành bỏ thuốc. 3. Dừng mua thuốc lá! 4 ngày trước ngày cai thuốc 1. Để ý một cách nghiêm túc khi nào và tại sao bạn lại hút thuốc Buồn, căng thẳng, thèm thuốc, không có việc gì làm, bạn bè rủ rê... 2. Hãy suy ng

Cách chăm sóc bé bị chàm sữa

Hình ảnh
Chàm sữa, hay còn gọi là lác sữa, là một bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi, theo thống kê có khoảng 20% trẻ sinh ra bị chàm sữa. Ðể điều trị hiệu quả, đòi hỏi người mẹ phải lưu ý chăm sóc đặc biệt cho bé, từ việc ăn uống đến môi trường xung quanh. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh chàm sữa là là tình trạng viêm da mạn tính, không lây. Nếu tái diễn nhiều lần, bệnh sẽ trở thành chàm thể tạng nên người ta còn gọi chàm sữa là giai đoạn đầu của chàm thể tạng. Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa vẫn chưa xác định một cách chắc chắn, tuy nhiên bệnh thường gặp ở bé có cơ địa dễ dị ứng. Ngoài ra, cha mẹ có bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết... thì con cũng dễ mắc bệnh. Thông thường bệnh sẽ giảm dần và thoái lui khi trẻ trên 1 tuổi. Bệnh có liên quan đến sự phối hợp của hai yếu tố: cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng có thể được tạo ra từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể hoặc có nguồn từ bên ngoài như mạt, ve, bọ chét, nấm mốc, bụi... t

Aspirin có thể giảm nguy cơ ung thư gan ở bệnh nhân viêm gan B

Hình ảnh
Vi-rút viêm gan B tấn công vào gan và có thể gây ra xơ gan và ung thư gan. Nghiên cứu trước đây cho thấy điều trị aspirin liều thấp hàng ngày có thể ngăn ngừa ung thư, nhưng có rất ít bằng chứng lâm sàng về việc sử dụng aspirin thường xuyên có thể ngăn ngừa ung thư gan ở những người bị viêm gan b. Các nhà nghiên cứu từ Đài Loan đã phân tích dữ liệu từ gần 205.000 bệnh nhân bị viêm gan loại B mạn tính. Họ phát hiện ra rằng qua 5 năm những người dùng aspirin hàng ngày ít bị ung thư gan hơn so với những người không dùng aspirin. Tuy nhiên, điều quan trọng cần chú ý là nghiên cứu này chỉ tìm thấy mối liên quan nhưng không hình thành mối quan hệ nhân quả. Theo Hội nghiên cứu về bệnh gan Mỹ, có khoảng 240 triệu người trên toàn thế giới bị bệnh viêm gan loại B mạn tính. Bác sĩ Teng-Yu Lee, ở Bệnh viện Đa khoa Cựu binh, Đài Trung cho biết mặc dù các loại thuốc kháng virut có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư gan ở những người bị viêm gan B nhưng chúng không loại bỏ bệnh và không thích hợp v

Bệnh thận ở người đái tháo đường

Hình ảnh
Theo thông báo mới nhất của Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2015 toàn thế giới có 415 triệu người bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Một nửa số người mắc ĐTĐ chưa được chẩn đoán, rất nhiều bệnh nhân ĐTĐ type 2 bị bệnh trong thời gian dài mà không biết nên đã dẫn đến nhưng biến chứng nghiêm trọng, trong đó biến chứng thận được coi là nguy hiểm và tốn kém nhất. Đây là nguyên nhân phổ biến gây suy thận giai đoạn cuối cần phải lọc máu chu kỳ. Tại sao bệnh ĐTĐ lại hay gây tổn thương thận? Tỉ lệ và mức độ nặng của biến chứng thận liên quan tới thời gian bị bệnh và mức độ kiểm soát đường huyết. Theo các thống kê, có khoảng 20 – 40% các bệnh nhân ĐTĐ sẽ bị biến chứng thận, trong đó có nhiều bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đã có protein niệu ngay khi được phát hiện ĐTĐ, còn với bệnh nhân ĐTĐ týp 1 thì sau 10 năm bị bệnh có khoảng 50% số bệnh nhân đã có suy thận giai đoạn cuối và sau 20 năm thì con số này đã lên tới 75%. Tại các khoa thận, khoảng 40% số bệnh nhân đang phải chạy thận nhân tạo là do b

Cảnh giác với biến chứng do viêm amidan

Hình ảnh
(suckhoedoisong.vn) - Viêm amidan hay còn gọi là viêm amidan khẩu cái là bệnh lý thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng bệnh chiếm một tỷ lệ cao ở trẻ. Bệnh tiến triển thành từng đợt, có thể tự khỏi, có thể đưa đến biến chứng tại chỗ hoặc toàn thân, có khi rất nguy hiểm như thấp tim. Biểu hiện khi viêm amidan Viêm amidan cấp: Là tình trạng viêm sung huyết hoặc làm mủ của amidan khẩu cái. Đa số do virut (70%), hay gặp ở trẻ em và lứa tuổi thiếu niên, chiếm 10-15% nhiễm khuẩn hô hấp trên. Bệnh biểu hiện với các dấu hiệu như sốt cao, hơi thở hôi, đau mỏi mình mẩy, cảm giác đau nhói tại chỗ tương ứng hai bên góc hàm, đau lan lên tai, đau tăng khi nuốt, ho từng cơn do kích thích và xuất tiết, ở trẻ em thường khò khè, ngủ ngáy. Các nguyên nhân gây viêm amidan cấp gồm có: Viêm amidan do virut: Toàn bộ niêm mạc họng đỏ, 2 amidan sưng to, đỏ, bề mặt phủ một lớp tiết nhầy, không có giả mạc, không có chấm mủ; thành sau họng các tổ chức lympho viêm đỏ. Ảnh minh họa (nguồn Internet) Viêm amidan

Ðiều trị giảm thính lực thế nào?

Phạm Văn Hồng (phamhong@gmail.com) Cùng với tuổi tác ngày càng cao thì các cơ quan trong cơ thể sẽ bị lão hóa. Đặc biệt, dễ nhận thấy là cơ quan thính giác (sức nghe) và cơ quan thị giác (sức nhìn là dễ nhận ra nhất). Tuy nhiên, giảm sức nghe còn gặp ở những người làm việc trong môi trường tiếng ồn lớn và liên tục, những người thường xuyên đeo tai nghe... Bệnh giảm thính lực cho dù do nguyên nhân nào đi chăng nữa cũng cần đi khám, chữa trị kịp thời. Bác sĩ có thể kê đơn dùng thuốc hoặc dùng phương pháp như tai nghe, cấy ghép ốc tai để giúp người điếc có thể thông tin được một cách bình thường. Những người mắc bệnh điếc do môi trường, do tuổi già thường dùng máy trợ thính điện tử hoặc dạng số sẽ có tác dụng tốt. Riêng thiết bị nghe dạng số có thể giúp người nghe được những âm thanh rất nhỏ còn phương pháp cấy ghép ốc tai lại có nhiệm vụ đưa tín hiệu âm thanh trực tiếp qua dây thần kinh âm thanh lên đại não. Nhóm người mắc bệnh xơ cứng tai, bệnh về dây thần kinh âm thanh có thể áp dụ